|
|
giải đáp
|
ai giải giúp bài phuong trinh này giúp mình với
|
|
|
Điều kiện $\begin{cases}x \ge 0 \\ x^2-4x+1 \ge 0 \end{cases}\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x \ge 2+\sqrt 3 \\ 2-\sqrt 3 \ge x \ge 0\end{matrix}} \right. (*)$ Với điều kiện trên thì BPT $\Leftrightarrow x+1- 3\sqrt{x}\geq \sqrt{x^2-4x+1}$ $\Leftrightarrow \begin{cases}x+1- 3\sqrt{x} \ge 0 \text {hiển nhiên đúng do} (*)\\ (x+1- 3\sqrt{x})^2 \ge x^2-4x+1 \end{cases}$ $\Leftrightarrow (x+1- 3\sqrt{x})^2 \ge x^2-4x+1$ $\Leftrightarrow 2x\sqrt x-5x+2\sqrt x \ge 0$ $\Leftrightarrow 2x-5\sqrt x+2 \ge 0$ ,do $\sqrt x \ge 0$. $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \sqrt x \ge 2 \\ \sqrt x \le \frac{1}{2}\end{matrix}} \right. $ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x \ge 4 \\ 0\le x \le \frac{1}{4}\end{matrix}} \right. $ Kiểm tra lại thấy thỏa mãn $(*)$. Vậy đây là nghiệm của BPT đã cho.
|
|
|
giải đáp
|
khảo sát
|
|
|
Lời giải này có yêu cầu trả vỏ sò để xem. Bạn hãy link trên để vào xem chi tiết
|
|
|
giải đáp
|
khảo sát
|
|
|
Lời giải này có yêu cầu trả vỏ sò để xem. Bạn hãy link trên để vào xem chi tiết
|
|
|
giải đáp
|
khảo sát
|
|
|
Lời giải này có yêu cầu trả vỏ sò để xem. Bạn hãy link trên để vào xem chi tiết
|
|
|
giải đáp
|
chào mọi người, giúp mình bài này với
|
|
|
Ta có $y'=4x^3-4x(m^2-m+1)$. Chú ý rằng $m^2-m+1 > 0 \forall m $. Do đó $y'=0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x_1=0\\ x_2=\sqrt{m^2-m+1} \\ x_3=-\sqrt{m^2-m+1} \end{matrix}} \right.$ Nhận thấy $A(x_2;y_2), B(x_3;y_3)$ là các điểm cực tiêu của hàm số, và thay $x_2, x_3$ vào PT hàm số ta tìm được $y_2=y_3=m-1-(m^2-m+1)^2$ Ta có $AB^2=(x_2-x_3)^2+(y_2-y_3)^2=4(m^2-m+1)=(4m^2-4m+1)+3 = (2m-1)^2+3 \ge \forall m $. Do đó $\min AB= \sqrt 3 \Leftrightarrow m=\frac{1}{2}$.
|
|
|
giải đáp
|
Một bài hệ phương trình
|
|
|
$\left\{ \begin{array}{l} x^2y^2-2x+y^2=0 (1)\\ 2x^2-4x+3+y^3=0 (2)\end{array} \right.$ Từ PT $(2)\Leftrightarrow 2x^2-4x+2=-1-y^3\Leftrightarrow 2(x-1)^2=-1-y^3$ Nhận thấy rằng $(x-1)^2 \ge 0 \forall x \implies -1-y^3 \ge 0 \implies y^3 \le -1 \implies y \le -1 \implies y^2 \ge 1$. Từ đây suy ra $x^2y^2-2x+y^2 \ge x^2-2x+1=(x-1)^2 \ge 0 $. Tức là , $x^2y^2-2x+y^2 \ge 0$. Mặt khác thì PT $(1)$ xảy ra nên ta phải có $x=1, y=-1$. Đây cũng là nghiệm duy nhất của HPT.
|
|
|
giải đáp
|
đường tròn
|
|
|
Trước hết thấy rằng $(C)$ là đường tròn tâm $I(2;-1)$ bán kính $R=2$. Để $MN$ là tiếp tuyến của $(C)$ thì khoảng cách từ $I$ đến đường thẳng $MN$ phải bằng bán kính của $(C)$. Tiếp theo viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm $M, N$. Có hai trường hợp + $m=n \implies (MN) : x=m $. Khoảng cách $h$ từ $I$ đến đường thẳng $MN$ được tính bởi công thức $h=|2-m|$. Ta cần có $h=R=2\Leftrightarrow |2-m|=2\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} m=n=4\\ m=n=0 \end{matrix}} \right.$ + $m \ne n \implies (MN) : \frac{x-n}{m-n}=\frac{y-0}{3-0}\Leftrightarrow (m-n)y-3x+3n=0 $. Khoảng cách $h$ từ $I$ đến đường thẳng $MN$ được tính bởi công thức $h=\frac{|n-m-6+3n|}{\sqrt{(m-n)^2+3^2}}$. Ta cần có $h=R=2\Leftrightarrow\frac{|4n-m-6|}{\sqrt{(m-n)^2+9}}=2.$
|
|
|
giải đáp
|
tìm giá trị của m để phương trình sau có 3 nghiệm phân biệt
|
|
|
Viết lại phương trình đã cho dưới dạng $x^3-6x^2=-m (*)$. Bây giờ hãy khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số $y=x^3-6x^2$. Thao tác chi tiết bạn hãy tập làm nhé, mình xin đưa ra kết quả là bảng biến thiên như sau $\begin{array}{c|ccccccccc} x &-\infty & \; & \; & 0 & \; & \; & 4 & \; & \; & +\infty \\ \hline y' & \; &+ & \; & 0 & \; & - & 0 & \; & + & \; & \\ \hline \; & \; & \; & \; & \; 0 & \; & \; & \; & \; & \: & +\infty \\ y & \; & \; & \nearrow & \; & \; & \searrow & \; & \; \nearrow \\ \quad & -\infty & \; & \; & \; & \; & \: & -32 \end{array}$ Nhìn vào bảng biến thiên và đồ thị, chú ý rằng PT $y=-m$ là những đường thẳng song song với trục hoành, vì thế để PT $(*)$ có ba nghiệm phân biệt thì $-32<-m<0 \Leftrightarrow 0<m<32.$
|
|
|
giải đáp
|
PT Lượng Giác.
|
|
|
Bạn đọc tự chứng minh công thức sau coi như bài tập nhé. $\cot 2x - \tan 2x = 2\cot 4x$ Với điều kiện $\sin 2x, \cos 2x, \sin 3x \ne 0 $ thì PT $\Leftrightarrow (\cot 2x - \tan 2x )-2\cot 3x+\cot 2x - \cot 3x=0$ $\Leftrightarrow 2\cot 4x-2\cot 3x+\cot 2x - \cot 3x=0$ $\Leftrightarrow 2.\frac{\sin x}{\sin 4x \sin 3x}-\frac{\sin x}{\sin 2x \sin 3x}=0$ $\Leftrightarrow 2\sin 2x=\sin 4x$ $\Leftrightarrow \cos 2x=1$ $\Leftrightarrow x=k \pi (k \in \mathbb{Z}).$ Như thấy giá trị này không thỏa mãn điều kiện. Vậy PT đã cho vô nghiệm.
|
|
|
giải đáp
|
Phương trình lượng giác
|
|
|
Chú ý rằng $\cos (\frac{\pi}{6}-x )=\sin \left (\frac{\pi}{2}-(\frac{\pi}{6}-x) \right )=\sin (x+\frac{\pi}{3} )$ $\cos 2(x+\frac{\pi}{3} )=1-2\sin^2 (x+\frac{\pi}{3} )$. Như vậy PT $\Leftrightarrow 1-2\sin^2 (x+\frac{\pi}{3} )+4\sin (x+\frac{\pi}{3} )=\frac{5}{2}$ $\Leftrightarrow \sin^2 (x+\frac{\pi}{3} )-2\sin (x+\frac{\pi}{3} )+\frac{3}{4}=0$ $\Leftrightarrow \sin (x+\frac{\pi}{3} )=\frac{1}{2}$ $\Leftrightarrow\left[ {\begin{matrix} x=-\frac{\pi}{6}+k2\pi\\ x=\frac{\pi}{2}+k2\pi \end{matrix}} \right. (k\in \mathbb{Z}).$
|
|
|
giải đáp
|
Tìm m...........đố các mem bài này
|
|
|
Xét PT tương giao $\frac{x+1}{2x+1}=mx+\frac{m+1}{2}\Leftrightarrow 4mx^2+4mx+m-1=0\Leftrightarrow m(2x+1)^2=1$. Từ đây ta cần điều kiện $m>0$ để hai điểm $B, C$ tồn tại phân biệt. Như vậy ta có $x_B=\frac{1-\sqrt m}{2 \sqrt m}, x_C=\frac{-1-\sqrt m}{2 \sqrt m}$. Thay tọa độ $B, C$ và PT đường thẳng $(d)$ ta có $y_B=\frac{1+\sqrt m}{2 \sqrt m}, y_C=\frac{1-\sqrt m}{2 \sqrt m}$. Suy ra $OB^2+OC^2=x_B^2+y_B^2+x_C^2+y_C^2=\frac{m+1}{2m}+\frac{m+1}{2}=\frac{(m+1)^2}{2m}=\frac{(m-1)^2}{2m}+2 \ge 2.$ Như vậy giá trị nhỏ nhất của $OB^2+OC^2$ bằng $2$ đạt được khi và chỉ khi $m=1$.
|
|
|
giải đáp
|
GTLN
|
|
|
Từ giả thiết $\Rightarrow (a+1)(b+1)=4$. $P=\frac{3a(a+1)+3b(b+1)}{ (a+1)(b+1)} +\frac{ab}{a+b} -a^2 -b^2=\frac{3}{4}(a^2+b^2)+\frac{3}{4}(a+b)+\frac{ab}{a+b} -a^2 -b^2 $ $P=-\frac{1}{4}(a^2+b^2)+\frac{3}{4}(a+b)+\frac{3-(a+b)}{a+b}$ Đặt $a+b=x \implies x=3-ab \ge 3- \frac{x^2}{4}\implies x \ge 2$. $P=-\frac{1}{4}(x^2+2x-6)+\frac{3}{4}x+\frac{3}{x}-1=-\frac{1}{4}x^2+\frac{1}{4}x+\frac{3}{x}+\frac{1}{2}=f(x)$ ta có $f'(x)=-\frac{2x^3-x^2+12}{4x^2} < 0 \forall x\ge 2.$ Như vậy $f$ nghịch biến nên $f(x) \le f(2)=\frac{3}{2}$. Vậy $\max P =\frac{3}{2}\Leftrightarrow a=b=1.$
|
|
|
giải đáp
|
Giải phương trình lượng giác
|
|
|
Với đề bài như trên và điều kiện $\sin 2x \ne 0$ thì PT $\Leftrightarrow \frac{1}{\sin 2x}-\sin 2x+\frac{1}{2\sin x}-\sin x+2\cot 2x=0$ $\Leftrightarrow \frac{1-\sin^2 2x}{\sin 2x}+\frac{1-2\sin^2 x}{2\sin x}+\frac{2\cos 2x}{\sin 2x}=0$ $\Leftrightarrow \cos^2 2x+\cos 2x.\cos x+2\cos 2x=0 $ $\Leftrightarrow \cos 2x\left (\cos 2x+\cos x+2 \right )=0 $ $\Leftrightarrow \cos 2x\left (2\cos^2x+\cos x+1 \right )=0 $ $\Leftrightarrow \cos 2x=0 $ (do $2\cos^2x+\cos x+1>0 \forall x$) $\Leftrightarrow x= \frac{\pi}{4} + \frac{k\pi}{2} (k \in \mathbb{Z}).$
|
|
|
giải đáp
|
Đường thẳng
|
|
|
Xét phương trình tương giao $x^3+3x^2+1=(2m-1)x-4m-1$ $\Leftrightarrow x^3+3x^2+x+2=2m(x-2)$ $\Leftrightarrow g(x)=\frac{x^3+3x^2+x+2}{x-2}=2m (1)$ (Dễ thấy $x \ne 2$). Ta có $g'(x)=\frac{-4-12 x-3 x^2+2 x^3}{(-2+x)^2} $ PT $g'(x)=0 $ có ba nghiệm "không đẹp" $\begin{cases}x_1\approx -1,54526 \\ x_2\approx -0,378076\\ x_3\approx 3,42334\end{cases}$. Lập bảng biến thiên của hàm $g(x)$ và ta có yêu cầu bài toán $\Leftrightarrow g(x_1) < 2m < g(x_3)\Leftrightarrow -0,55403<m<28,34885$
|
|