|
giải đáp
|
Giải hộ bài này cho em nhé
|
|
|
PT $\Leftrightarrow 2^{x^2+3\cos x}-2^{x^{2}+4\cos ^{3}{x}}=7\left ((x^2+4\cos ^{3}{x})-(x^2+3\cos x) \right )$ $\Leftrightarrow 2^{x^2+3\cos x}+7(x^2+3\cos x)=2^{x^{2}+4\cos ^{3}{x}}+7(x^2+4\cos ^{3}{x})$ $\Leftrightarrow f\left (x^2+3\cos x \right )= f\left (x^2+4\cos ^{3}{x} \right ) (*)$ Trong đó $f(t)=2^t+7t, t \in \mathbb{R}.$ Ta có : $f'(t)=2^t\ln 2 + 7 > 0 \forall t \in \mathbb{R} \implies f(t)$ là hàm đồng biến trên $\mathbb{R}$. Do đó từ $(*)$ suy ra $x^2+3\cos x=x^2+4\cos ^{3}{x}\Leftrightarrow \cos 3x = 0\Leftrightarrow x = \frac{\pi}{6}+\frac{k\pi}{3} (k\in \mathbb{Z}).$
|
|
|
giải đáp
|
giải hộ em các anh bài này nhá ^^
|
|
|
Bạn đã thử cố gắng giải nó chưa.. Ta có : $\cos (\pi +x)=\cos ((x-\pi)+2\pi)=\cos (x-\pi)=\cos (\pi -x )=-\cos x$ $\sin(\frac{3\pi+x}{2} )=\sin (\frac{x}{2}-\frac{\pi}{2}+2\pi)=\sin (\frac{x}{2}-\frac{\pi}{2})=-\sin (\frac{\pi}{2}-\frac{x}{2})=-\cos \frac{x}{2}$ Như vậy PT $\Leftrightarrow 1+\cos x+\cos \frac{x}{2}=0 (*)$ Bây giờ chú ý rằng $ \cos x=2\cos^2 \frac{x}{2}-1$. PT $(*)\Leftrightarrow 2\cos^2 \frac{x}{2}+\cos \frac{x}{2}=0\Leftrightarrow \cos \frac{x}{2}\left (2\cos \frac{x}{2}+1\right )=0$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \cos \frac{x}{2}=0\\ \cos \frac{x}{2}=-\frac{1}{2} \end{matrix}} \right.$$\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=\pi + 2k\pi\\ x=\pm \frac{4\pi}{3}+4k\pi \end{matrix}} \right. (k \in \mathbb{Z}).$
|
|
|
|
giải đáp
|
em có 1 bài phương trình mũ
|
|
|
Bài tập này không khó. PT đã cho tương đương với $2^x.1+2^x.2+2^x.4=3^x.1+3^x.9+3^x.81$ $\Leftrightarrow 2^x.7=3^x.91$ $\Leftrightarrow \left ( \frac{2}{3} \right )^x=13$ $\Leftrightarrow \boxed{\displaystyle x = \log_{\displaystyle \frac{2}{3}} 13}$.
|
|
|
giải đáp
|
Tích phân
|
|
|
Thực chất bài toán này là trường hợp cụ thể của bài toán tổng quát sau đây. Cho $f$ liên tục trên $[0;\pi ]$. Ta có : $\int\limits_{0}^{\pi } xf(\sin x)dx = \pi \int\limits_{0}^{\frac{\pi}{2} }f (\sin x) dx.$ Thật vậy, Đặt $t = \pi -x \Rightarrow dt = -dx$ $\Rightarrow \int\limits_{\frac{\pi}{2} }^{\pi }xf(\sin x)dx = - \int\limits_{\frac{\pi}{2} }^{0}(\pi - t)f(\sin t)dt = \int\limits_{0 }^{\frac{\pi}{2}}(\pi -x)f(\sin x)dx $ $\Rightarrow \int\limits_{0}^{\pi}x.f(\sin x)dx = \int\limits_{0}^{\frac{\pi}{2} }xf(\sin x)dx + \int\limits_{\frac{\pi}{2} }^{\pi}xf(\sin x)dx$ $= \int\limits_{0}^{\frac{\pi}{2} }xf (\sin x)dx + \int\limits_{0}^{\frac{\pi}{2} }(\pi -x)f(\sin x) dx$ $\Rightarrow \int\limits_{0}^{\pi } xf(\sin x)dx = \pi \int\limits_{0}^{\frac{\pi}{2} }f(\sin x)dx.$ Do đó, $ I =\int\limits_0^\pi {\frac{{x\sin x}}{{{{\cos }^2}x - 4}}dx} =\int\limits_0^\pi x{\frac{{\sin x}}{{{{\cos }^2}x - 4}}dx}= \pi \int\limits_{0}^{\frac{\pi}{2} }{\frac{{\sin x}}{{{{\cos }^2}x - 4}}dx} $ Đặt $\cos x = t \Rightarrow \left\{ \begin{array} \sin xdx = - dt \\ x = 0:t = 1 \\ x = \frac{\pi}{2} :t = 0 \\ \end{array} \right.$ $
\Rightarrow I = -\pi \int\limits_1^{0}
{\frac{{dt}}{{{t^2} - 4}}} = \pi\int\limits_{0}^1
{\frac{{dt}}{{(t - 2)(t + 2)}}} = \frac{\pi }{4}\ln \left| {\frac{{t -
2}}{{t + 2}}} \right|\left| \begin{array} {\text{ }}1 \\ 0 \\ \end{array} \right.$$ =\boxed{\displaystyle - \frac{{\pi \ln 3}}{4}}$
|
|
|
giải đáp
|
Tìm giá GTLN và GTNN
|
|
|
Đặt $t=xy \implies x^2+y^2=\frac{t+1}{2} \implies x^4+y^4=(x^2+y^2)^2-2x^2y^2=\left (\frac{t+1}{2} \right )^2-2t^2=\frac{-7t^2+2t+1}{4}$ Từ đó, $P=f(t)=\frac{-7t^2+2t+1}{4(2t+1)}$ Chú ý rằng từ $2(x^2+y^2)=xy+1\implies 2(x+y)^2=5xy+1 \implies \begin{cases}5xy+1 \ge 8xy \\ 5xy+1 \ge 0 \end{cases} \implies -\frac{1}{5} \le t \le \frac{1}{3}$. Ta có $f'(t)=-\frac{7t(t+1)}{2(2t+1)^2}$. $\begin{array}{c|ccccccccc} t &-\frac{1}{5} & \; & \; & 0 & \; & \; & \frac{1}{3}\\ \hline f^\prime(t) & \; & \; & + & 0 \; & \; & - \\ \hline \; & \; & \; & \; & \; \frac{ 2 }{15 } \\ f(t) & \; & \; & \nearrow & \; & \; & \searrow & \; \\ \quad &\frac{1}{4} & \; & \; & \; & \; & \: & \frac{1}{4} \end{array}$ Như vậy GTLN của $P$ là $ \frac{ 2 }{15 } $ đạt được khi $t=0\Leftrightarrow \begin{cases}xy=0 \\2(x^2+y^2)=xy+1 \end{cases}$. Chẳng hạn khi $(x;y)=\left (\frac{1}{\sqrt 2};0 \right )$ GTNN của $P$ là $ \frac{1}{4} $ đạt được khi $\left[ {\begin{matrix} t=-\frac{1}{5}\\ t=\frac{1}{3}\end{matrix}} \right.\Leftrightarrow
\begin{cases}\left[ {\begin{matrix} xy=-\frac{1}{5}\\ xy=\frac{1}{3}\end{matrix}} \right. \\x=y \end{cases}$. Chẳng hạn khi
$(x;y)=\left (\frac{1}{\sqrt 3};\frac{1}{\sqrt 3} \right )$
|
|
|
giải đáp
|
giải phương trình
|
|
|
Trước hết ta chứng minh công thức sau
$\cot x - \tan x= 2\cot 2x$
Thật vậy,
$\cot x - \tan x= \frac{\cos x}{\sin x}- \frac{\sin x}{\cos x}=\frac{\cos^2 x -
\sin^2 x}{\sin x \cos x}=2\frac{\cos 2x}{\sin 2x}=2\cot 2x$
Từ đây suy ra $2\cot 2x+\tan x= \cot x$ và PT đã cho tương đương với
$\cot x+\sqrt{\cot x+3}=3 $
Dễ thấy $\cot x =1$ thỏa mãn PT trên.
Nếu $\cot x > 1 \implies \cot x+\sqrt{\cot x+3}>1+\sqrt{1+3}=3$
Nếu $\cot x <1 \implies \cot x+\sqrt{\cot x+3}<1+\sqrt{1+3}=3$
Như vậy chỉ có thể $\cot x =1\Leftrightarrow x= \frac{\pi}{4} +
k\pi (k \in \mathbb{Z}).$
|
|
|
giải đáp
|
Toạ độ điểm
|
|
|
Gọi $A(a,a^3-3a^2+1),
B(b,b^3-3b^2+1), (a \ne b \in \mathbb{R})$ là hai điểm
thuộc đồ thị $(C)$ cần tìm. Điều kiện $AB=4\sqrt 2 \Leftrightarrow AB^2=32\Leftrightarrow
(a-b)^2+(a^3-b^3-3a^2+3b^2)^2=32
(*)$.
Mặt khác do tiếp tuyến tại $A$ và $B$ song song với nhau nên
$y'(a)=y'(b) \Leftrightarrow 3a^2-6a=3b^2-6b \Leftrightarrow (a^2-b^2)-2(a-b)=0
\Leftrightarrow a+b-2=0 \Leftrightarrow b=2-a$ (do $a \ne b$). Thay $b=2-a$ vào $(*)$ ta được PT $(2a-2)^2+\left[ {a^3-(2-a)^3-3a^2+3(2-a)^2} \right]^2=32$ $\Leftrightarrow 4a^6-24a^5+36a^4+16a^3-44a^2-8a-12=0$ $\Leftrightarrow 4(a-3)(a+1)(a^4-4a^3+4a^2+1)=0$ Nhận thấy $a^4-4a^3+4a^2+1 = a^2(a-2)^2+1 > 0 \forall a$, Do đó $a=-1 \implies b=3$ hoặc $a=3\implies b=-1.$ Như vậy cặp điểm thỏa mãn yêu cầu bài toán là $(-1;-3) (3;1)$.
|
|
|
giải đáp
|
phương trình lượng giác, giúp em bài này với, khó quá
|
|
|
Thực chất đây là một bài toán dạng giải phương trình đại số bậc $4$. Đặt $t = \tan \frac{x}{2} \implies \begin{cases}\sin x=\frac{2t}{1+t^2} \\\cos x=\frac{1-t^2}{1+t^2} \end{cases}$ PT đã cho tương đương với $\displaystyle{1+2.\frac{1-t^2}{1+t^2}+\frac{2t}{1+t^2}.\frac{1-t^2}{1+t^2}}=0$ $\Leftrightarrow (1+t^2)^2+2(1-t^4)+2t(1-t^2)=0$ $\Leftrightarrow t^4+2t^3-2t^2-2t-3=0$ $\Leftrightarrow t^4+2t^3+t^2=3t^2+2t+3$ $\Leftrightarrow \left[ {t(t+1)} \right]^2=3t^2+2t+3$ Ta thêm vào tham số $a$ như sau, $\Leftrightarrow \left[ {t(t+1)} \right]^2+2a.t(t+1)+a^2=(3+2a)t^2+2(a+1)t+a^2+3$ $\Leftrightarrow (t^2+t+a)^2=(3+2a)t^2+2(a+1)t+a^2+3 (*)$ Đặt $f(a)=(3+2a)t^2+2(a+1)t+a^2+3$. Bây giờ giả sử $a$ là số thỏa mãn $\Delta'_f=(a+1)^2-(3+2a)(a^2+3)=0\Leftrightarrow a^3+a^2+2a+4=0 (**)$ Khi đó vế phải của PT $(*)$ có nghiệm duy nhất $t=-\frac{a+1}{3+2a}$. Và lúc đó $\Leftrightarrow (t^2+t+a)^2=(3+2a)\left (t+\frac{a+1}{3+2a} \right )^2 (***)$ Chú ý rằng ràng buộc $(**)$ là ràng buộc có nghĩa vì PT bậc $3$ luôn có nghiệm, và nghiệm này được chọn thỏa mãn $3+2a>0$. Như vậy từ $(***)$ ta thu được hai PT bậc hai và có thể giải tiếp được.
|
|
|
|
giải đáp
|
Ai giải giúp em với
|
|
|
$\begin{cases}2^{|x|}+|x|=x^2+y+m \\ x^2+y^2=1 \end{cases}$ (I) Điều kiện cần.
Giả sử hệ (I) có nghiệm duy nhất $(x_0; y_0)$. Do $(x_0; y_0)$ là nghiệm của hệ (I), do sự xuất hiện của các thành phần $|x|, x^2$ suy ra $( - x_0, y_0)$ cũng là nghiệm của hệ (I). Từ tính duy nhất nghiệm suy ra $x_0 = - x_0 \Leftrightarrow x_0 = 0 $ Thay vào hệ (I), ta được $\begin{cases}m=-y \\ y^2=1 \end{cases}$ Suy ra $m=-1$ hoặc $m=1$. Điều kiện đủ.
a) Nếu $m=-1$ thì hệ (I) có dạng $\begin{cases}2^{|x|}+|x|=x^2+y-1 (1)\\ x^2+y^2=1 (2)\end{cases}$ (II) Từ PT $(2) \implies x^2 \le 1, y \le 1 \implies x^2+y-1 \le 1 $ Mặt khác hiển nhiên thấy, $2^{|x|}+|x| \ge 2^0+0=1$ Từ hai điều này dẫn tới $\begin{cases}|x|=0\\x^2= 1\\ y=1 \end{cases}$, đây là điều không thể xảy ra. Như vậy trong trường hợp này hệ đã cho vô nghiệm. Do đó $m=-1$ không là giá trị cần tìm. b) Nếu $m=1$ thì hệ (I) có dạng $\begin{cases}2^{|x|}+|x|=x^2+y+1 \\ x^2+y^2=1 \end{cases}$ (III) $\Leftrightarrow \begin{cases}2^{|x|}+|x|-x^2-1=y \\ x^2+(2^{|x|}+|x|-x^2+1)^2-1=0 (3)\end{cases}$ Xét PT $(3)$ dưới dạng $f(x)=0$, trong đó $f(x)=x^2+(2^{|x|}+|x|-x^2-1)^2-1$. Nhận thấy $f(x)$ là hàm liên tục trên $\mathbb{R}$ và $f(0)=-1, f(1)=1$ nên PT $f(x)=0$ có ít nhất một nghiệm thuộc khoảng $(0,1)$ mặt khác $f(x)$ là hàm chẵn nên nó nhận thêm $1$ nghiệm phân biệt khác là số đối của nghiệm trên. Như vậy hệ (III) sẽ có ít nhất hai nghiệm. Do đó $m=1$ cũng không là giá trị cần tìm. Kết luận. Không tồn tại giá trị của $m$ nào để hệ (I) có nghiệm duy nhất. Các bạn có thể tham khảo thêm phương pháp này tại chuyeen đề của chúng tôi http://toan.hoctainha.vn/Thu-Vien/Chuyen-De/113571/dieu-kien-can-va-du-trong-loi-giai-bai-toan-dai-so
|
|
|
giải đáp
|
Giải và biện luận bất phương trình
|
|
|
*, $n$ là số tự nhiên lẻ, $n=2k+1, k\in \mathbb{N}$. Như vậy BPT đã cho trở thành
$\sqrt[2k+1]{x} - \sqrt[2k+1]{x-a} \geq \sqrt[2k+1]{2a} - \sqrt[2k+1]{a} (2)$ Xét hàm số $f(x)=\sqrt[2k+1]{x} - \sqrt[2k+1]{x-a}$, có $f'(x)=\displaystyle{\frac{1}{(2k+1)\sqrt[2k+1]{x^{2k}}}-\frac{1}{(2k+1)\sqrt[2k+1]{(x-a)^{2k}}}=\frac{(x-a)^{\frac{2k}{2k+1}}-x^{\frac{2k}{2k+1}}}{(2k+1)^2\sqrt[2k+1]{x^{2k}}\sqrt[2k+1]{(x-a)^{2k}}}}$ Bây giờ ta xét các khả năng sau +, Nếu $x\ge a$ thì làm tương tự như trường hợp $n$ chẵn ta cũng thu được kết quả $a \le x \le 2a.$ +, Nếu $x <0 $, ta có : $\displaystyle{g(x)=(x-a)^{\frac{2k}{2k+1}}-x^{\frac{2k}{2k+1}}=x^{\frac{2k}{2k+1}}\left ((1-\frac{a}{x})^{\frac{2k}{2k+1}}-1 \right )}$ Thấy rằng với $x<0$ thì $1-\frac{a}{x} > 1 \implies g(x) >0 \implies f'(x) >0 \implies f(x)$ là hàm đồng biến. Như vậy BPT $(2)\Leftrightarrow f(x) \ge f(2a) \Leftrightarrow x \ge 2a >0$, đây là điều không thể xảy ra. Vậy trong trường hợp này thì BPT vô nghiệm. +, Nếu $x=0$ thì hiển nhiên thấy nó là nghiệm của BPT. +, Nếu $0<x<a$ thì có thể viết $f'(x)=\displaystyle{\frac{(a-x)^{\frac{2k}{2k+1}}-x^{\frac{2k}{2k+1}}}{(2k+1)^2\sqrt[2k+1]{x^{2k}}\sqrt[2k+1]{(a-x)^{2k}}}}$ và $f'(x)=0\Leftrightarrow a-x=x \Leftrightarrow x = \frac{a}{2}$ Với $0<x < \frac{a}{2} \implies 0<x<a-x \implies f'(x) >0$ Với $x = \frac{a}{2} \implies f'(x) =0$ Với $ \frac{a}{2}<x<a \implies 0<a-x<x \implies f'(x) <0$ $\begin{array}{c|ccccccccc} x &0 & \; & \; & \frac{a}{2} & \; & \; & a\\ \hline f^\prime(x) & \; & \; & + & 0 \; & \; & - \\ \hline \; & \; & \; & \; & \; 2\sqrt[2k+1]{\frac{a}{2}} \\ f(x) & \; & \; & \nearrow & \; & \; & \searrow & \; \\ \quad &\sqrt[2k+1]{a} & \; & \; & \; & \; & \: & \sqrt[2k+1]{a} \end{array}$ Từ bảng biến thiên ta thấy $f(x) \ge \sqrt[2k+1]{a} \ge \sqrt[2k+1]{2a} - \sqrt[2k+1]{a}=f(2a)$ Tức là trong trường hợp này thì BPT luôn có nghiệm.
|
|
|
giải đáp
|
Giải và biện luận bất phương trình
|
|
|
Để dễ tưởng tượng. Chúng ta xét hai
khả năng sau.
*, $n$ là số tự nhiên chẵn, $n=2k, k\in \mathbb{N}$. Như vậy BPT đã
cho cần điều kiện $x \ge a$ và nó trở thành
$\sqrt[2k]{x} - \sqrt[2k]{x-a} \geq \sqrt[2k]{2a}
- \sqrt[2k]{a} (1)$
Xét hàm số $f(x)=\sqrt[2k]{x} - \sqrt[2k]{x-a}$,
có
$f'(x)=\displaystyle{\frac{1}{2k\sqrt[2k]{x^{2k-1}}}-\frac{1}{2k\sqrt[2k]{(x-a)^{2k-1}}}=\frac{(x-a)^{\frac{2k-1}{2k}}-x^{\frac{2k-1}{2k}}}{4k^2\sqrt[2k]{x^{2k-1}}\sqrt[2k]{(x-a)^{2k-1}}}}$
Thấy rằng với $x \ge a>0 \implies 0\le x-a<x \implies
(x-a)^{\frac{2k-1}{2k}}-x^{\frac{2k-1}{2k}} \le 0 \implies f'(x) \le 0 \implies
f(x)$ là hàm nghịch biến.
Mặt khác PT $(1)\Leftrightarrow f(x) \ge f(2a) \Rightarrow x \le 2a.$
Vậy trong trường hợp này $a \le x \le 2a.$
|
|
|
giải đáp
|
các anh giải giúp em với . tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức
|
|
|
Trước hết ta sẽ chứng minh bất đẳng
thức sau với mọi số thực $a,b,c,m,n,p$ khác $0$.
$\sqrt{a^2+m^2}+\sqrt{b^2+n^2}+\sqrt{c^2+p^2} \ge \sqrt{(a+b+c)^2+(m+n+p)^2}$
Thật vậy,
Trên mặt phẳng tọa độ Đề-các Oxy xét các điểm $O(0;0), A(-a;-m), B(b;n),
C(-c;-p),D(a+b,m+n)$.
Theo bất đẳng thức tam giác ta có
$OA + OB \ge AB \Rightarrow \sqrt{a^2+m^2}+\sqrt{b^2+n^2} \ge
\sqrt{(a+b)^2+(m+n)^2}$
$OC + OD \ge CD \Rightarrow \sqrt{c^2+p^2}+\sqrt{(a+b)^2+(m+n)^2} \ge
\sqrt{(a+b+c)^2+(m+n+p)^2}$
Cộng theo từng vế hai bất đẳng thức trên và ta có bất đẳng thức cần chứng minh.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $O,A,B$ thẳng hàng, $O,C,D$ thẳng hàng, tức là
$\overrightarrow{OA}$ cùng hướng với $\overrightarrow{OB}\Leftrightarrow
\frac{a}{m}=\frac{b}{n}$
$\overrightarrow{OC}$ cùng hướng với $\overrightarrow{OD}\Leftrightarrow
\frac{a+b}{m+n}=\frac{c}{p}$
Tóm lại đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow \frac{a}{m}=\frac{b}{n}=\frac{c}{p}$
Quay trở
lại bài toán của chúng ta và đặt $a=\log_2 x, b=\log_2 y, c=\log_2 z, m=1, n=1,
p=2$.
Dễ thấy, với $xyz=8\implies a+b+c=\log_2 x+\log_2 y+\log_2 z=\log_2 xyz=3$
Áp dụng BĐT trên ta có
$P=\sqrt{a^2+m^2}+\sqrt{b^2+n^2}+\sqrt{c^2+p^2} \ge \sqrt{(a+b+c)^2+(m+n+p)^2}\ge
\sqrt{(3)^2+(4)^2}=5$.
Như vậy GTNN của $P$ là $5$ đạt được khi và chỉ khi $\begin{cases}a+b+c=3 \\
\frac{a}{1}=\frac{b}{1}=\frac{c}{2} \end{cases}\Leftrightarrow
\begin{cases}a=\frac{3}{4} \\b=\frac{3}{4} \\a=\frac{3}{2} \end{cases}\Leftrightarrow
\begin{cases}x=\sqrt[4]{8} \\ y=\sqrt[4]{8} \\z=\sqrt{8} \end{cases}$
|
|
|
giải đáp
|
Bạn nào giúp mình bài này với,cảm ơn nhiều,nghĩ mãi chẳng biết làm thế nào
|
|
|
Ta sẽ chứng minh công thức đúng bằng phương pháp quy nạp :
Với $n=1 : y'=\cos x=\sin \left ( x+\frac{\pi}{2} \right )\Rightarrow $ công thức
đúng với $n=1$.
Giả sử công thức đúng với $n=k : y^{\displaystyle (k)}=\sin \left (
x+\frac{k\pi}{2} \right )$
Ta sẽ chứng minh công thức đúng với $n=k+1$
nghĩa là $y^{\displaystyle (k+1)}=\sin \left ( x+\frac{(k+1)\pi}{2}
\right )$
Thật vậy, áp dụng công thức tính đạo hàm cấp $n$ ta được :
$y^{\displaystyle (k+1)}(x)=\left[ {y^{\displaystyle (k)}(x)}
\right]^\prime=\left[ { \sin \left ( x+\frac{k\pi}{2} \right )}
\right]^\prime=\cos \left ( x+\frac{k\pi}{2} \right )=\sin \left (
x+\frac{(k+1)\pi}{2} \right )$.
Vậy $y^{\displaystyle (k+1)}=\sin \left ( x+\frac{(k+1)\pi}{2} \right )$ luôn
đúng.
Do đó : $y^{\displaystyle (n)}=\sin \left ( x+\frac{n\pi}{2} \right
)$ với $n \in \mathbb{N}$. Các bài tập tương tự các bạn có thể theo dõi tại
http://toan.hoctainha.vn/Thu-Vien/Chuyen-De/113568/dao-ham-cap-cao
|
|