|
giải đáp
|
giúp em với mọi người, em đang cần rất rất gấp, chân thành cảm ơn
|
|
|
1. Giả sử rằng giữa $n$ và $n!-1$ không có số nguyên tố nào. Gọi $p_1,p_2,\ldots,p_n$ là các số nguyên tố thỏa mãn $p_i \le n, 1 \le i \le n.$ Như vậy phải tồn tại một số $p_k, 1 \le k \le n$ sao cho $p_k \mid (n!-1)$. Mặt khác thì $p_k \mid n!$ do đó $p_k \mid 1,$ vô lý. Vậy ta có đpcm.
|
|
|
|
giải đáp
|
giúp em với mọi người, em đang cần rất rất gấp, chân thành cảm ơn
|
|
|
3. Giả sử tồn tại $a,b \in \mathbb Z$ sao cho $a^2+b^2=p=4k+3.$ Ta sẽ chứng minh $p \mid a, p \mid b $. Thật vậy, giả sử $p \nmid a, p \nmid b $. Theo định lý Fermat nhỏ $\begin{cases}a^{p-1} \equiv 1 \bmod p \\ b^{p-1} \equiv 1 \bmod p \end{cases}\Rightarrow \begin{cases}a^{4k+2} \equiv 1 \bmod p \\ b^{4k+2} \equiv 1 \bmod p \end{cases}\Rightarrow a^{4k+2}+b^{4k+2}\equiv 2 \bmod p$. Đây là điều không thể vì $a^2+b^2\equiv 0 \bmod p\Rightarrow a^{4k+2}+b^{4k+2}\equiv 0 \bmod p$. Tóm lại $p \mid a, p \mid b \Rightarrow p^2 \mid a^2, p^2 \mid b^2\Rightarrow p^2 \mid a^2+b^2=p$, vô lý. Vậy ta có đpcm.
|
|
|
|
|
giải đáp
|
GIÚP TÔI BÀI NÀY VỚI:
|
|
|
PT $\Leftrightarrow \log _{3}(x^{2}+x+1)+ \log _{3}(x^{2}-x+1)=\log _{3}(x^{4}+x^{2}+1)+\log_{3}(x^{4}-x^{2}+1)$ $\Leftrightarrow \log _{3}\left[ {(x^{2}+x+1)(x^{2}-x+1)} \right]=\log _{3}\left[ {(x^{4}+x^{2}+1)(x^{4}-x^{2}+1)} \right]$ $\Leftrightarrow \log _{3}\left[ {(x^{2}+1)^2-x^2} \right]=\log _{3}\left[ {(x^{4}+1)^2-x^4} \right]$ $\Leftrightarrow \log _{3}\left[ {x^{4}+x^{2}+1} \right]=\log _{3}\left[ {x^{8}+x^{4}+1} \right]$ $\Leftrightarrow x^{4}+x^{2}+1=x^{8}+x^{4}+1$ $\Leftrightarrow x \in \{ 0, \pm 1\}.$
|
|
|
|
giải đáp
|
Một bài liên quan đến dãy số
|
|
|
Ta sẽ chứng minh bằng quy nạp rằng đáp án của bài toán với $A_n=\{1,2,\ldots,n \}$ là $F_{n+2}.$ Ta ký hiệu hình thức rằng $A_n \to F_{n+2}.$ Thật vậy, + $n=1$ thì $A_1=\{1\} \Rightarrow B_1=\{\{1\}, \emptyset \}\Rightarrow |B_1|=2=F_3$. Như vậy $A_1 \to F_{3}.$ + $n=2$ thì $A_2=\{1,2\} \Rightarrow B_2=\{\{1\},\{2\}, \emptyset \}\Rightarrow |B_2|=3=F_4$. Như vậy $A_2 \to F_{4}.$ Giả sử rằng $A_n \to F_{n+2}$ và $A_{n+1} \to F_{n+3}.$ Ta có $A_{n+2}=\{1,2,\ldots,n,n+1,n+2 \}$ như vậy $B_{n+2}$ trước hết chứa $B_{n+1}$. Và còn số hạng $n+2$ sẽ rơi vào các tập hợp thỏa mãn bài toán tức là không chứa $n+1$. Nghĩa là $B_{n+2}$ chứa thêm các tập mà không có 2 số nào liên tiếp của tập $\{1,2,\ldots,n \}$. Số lượng này chính là $B_{n}$. Tóm lại $|B_{n+2}|=|B_{n+1}|+|B_{n}|= F_{n+3}+F_{n+2}=F_{n+4}$. Tức là $A_{n+2} \to F_{n+4}$, đpcm.
|
|
|
giải đáp
|
Mấy hỗm nay lo ôn thi.... Lâu qá k onl.. Các bác giúp bài này với nhé!
|
|
|
Kí hiệu như cách truyền thống và áp dụng công thức đường phân giác trong ta có $$AD = \frac{\sqrt{bc}}{b+c}\sqrt{(a+b+c)(b+c-a)}=\frac{\sqrt{bc}}{b+c}\sqrt{(b+c)^2-a^2}.$$ BDT đã cho tương đương với $\frac{\sqrt{bc}}{b+c}\sqrt{(b+c)^2-a^2} \ge \frac{1}{2}\sqrt{4bc-a^2}$ $\Leftrightarrow \frac{4bc}{(b+c)^2}\left[ {(b+c)^2-a^2} \right] \ge 4bc-a^2$ $\Leftrightarrow \frac{(b+c)^2-a^2}{(b+c)^2} \ge \frac{4bc-a^2}{4bc}$ $\Leftrightarrow 1-\frac{a^2}{(b+c)^2} \ge 1-\frac{a^2}{4bc}$ $\Leftrightarrow (b+c)^2 \ge 4bc,$ hiển nhiên đúng.
|
|
|
|
giải đáp
|
đại 12
|
|
|
2. PT $\Leftrightarrow (x-1)\ln 5=(x^2-4x+3)\ln 3$ $\Leftrightarrow (x-1)\ln 5=(x-1)(x-3)\ln 3$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=1\\ x\ln 3-3\ln 3=\ln 5 \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=1\\ x=\dfrac{\ln 5+3\ln 3}{\ln 3} \end{matrix}} \right.$
|
|
|
giải đáp
|
đại 12
|
|
|
1. ĐK $x>0.$ PT $\Leftrightarrow \frac{1}{3}\log_2(2x)+2\log_x2=\frac{8}{3}$ $\Leftrightarrow \frac{1}{3}\log_2x+\frac{1}{3}+\frac{2}{\log_2x}=\frac{8}{3}$ $\Leftrightarrow \frac{1}{3}\log_2x-\frac{7}{3}+\frac{2}{\log_2x}=0$ $\Leftrightarrow \log_2^2x-7\log_2x+6=0$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \log_2x=1\\\log_2x=6 \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=2\\x=64 \end{matrix}} \right.$
|
|
|
giải đáp
|
đại 12
|
|
|
1. ĐK $x>0.$ PT $\Leftrightarrow \frac{1}{3}\log_2(2x)+2\log_x2=\frac{8}{3}$ $\Leftrightarrow \frac{1}{3}\log_2x+\frac{1}{3}+\frac{2}{\log_2x}=\frac{8}{3}$ $\Leftrightarrow \frac{1}{3}\log_2x-\frac{7}{3}+\frac{2}{\log_2x}=0$ $\Leftrightarrow \log_2^2x-7\log_2x+6=0$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \log_2x=1\\\log_2x=6 \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=2\\x=64 \end{matrix}} \right.$
|
|
|
giải đáp
|
đại 12
|
|
|
ĐK: $x>-1.$ PT $\Leftrightarrow (x+2)\log_3^2(x+1)-4\log_3(x+1)+4(x+2)\log_3(x+1)-16=0$ $\Leftrightarrow \left[ {(x+2)\log_3(x+1)-4} \right]\left[ {\log_3(x+1)+4} \right]=0$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \log_3(x+1)=\frac{4}{x+2}\\ \log_3(x+1)=-4 \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \log_3(x+1)=\frac{4}{x+2}\\ x=3^{-4 }-1\end{matrix}} \right.$ Mà hàm $\log_3(x+1)$ đồng biến, hàm $\frac{4}{x+1}$ nghịch biến nên nó có nghiệm duy nhất $x=2.$
|
|
|
giải đáp
|
đại 12 ^^
|
|
|
2, ĐK $x>0.$ PT $\Leftrightarrow 4^{1+\lg x}-6^{\lg x}=2.3^{2+2\lg x}$ $\Leftrightarrow 4.4^{\lg x}-6^{\lg x}=18.9^{\lg x}$ $\Leftrightarrow 4.\left ( \frac{2}{3} \right )^{2\lg x}-\left ( \frac{2}{3} \right )^{\lg x}-18=0$ $\Leftrightarrow \left[ {\left ( \frac{2}{3} \right )^{\lg x}+2} \right]\left[ {\left ( \frac{2}{3} \right )^{\lg x}-\frac{4}{9}} \right]=0$ $\Leftrightarrow \left (\frac{2}{3} \right )^{\lg x}=\frac{4}{9} .$ $\Leftrightarrow x=100.$
|
|