|
giải đáp
|
L giác
|
|
|
Anh nghĩ các bước biến đổi của em không sai nhưng có lẽ nó lại làm phức tạp bài toán hơn :) Thực chất em đang cố gắng đưa về dạng lượng giác cơ bản, đó là $\sin u=\sin v$ hoặc $\sin u =\cos v$ chứ không nên tạo ra các tình huống như là $\sin u = K\sin v$ với $K \ne 1$. Thực tế nếu nhận được đề bài là $\sin (3x + \frac{\pi}{4}) = \sqrt 2 \sin x$ thì anh cũng chỉ có cách khai triển ra và đưa về dạng chia cho $\cos^3 x$ như em nói. Anh nghĩ đấy là tự nhiên và cơ bản hợp tình hợp lý nhất có thể nghĩ đến. Chúc em ôn thi tốt!
|
|
|
giải đáp
|
Cho $y=x^3-3x+2$ (c) vàđường thẳng d đi qua A(3,20) với hệ số góc m . Tìm m để (c) căt d ở 3 điểm phân biệt ??????
|
|
|
Đường thẳng đi qua $A(3,20)$ hệ số góc $m$ có dạng $y=m(x-3)+20$. Để $(d)$ cắt $(C)$ tại ba điểm phân biệt thì PT sau phải có ba nghiệm phân biệt $x^3-3x+2=m(x-3)+20$ $\Leftrightarrow x^3-3x-18-m(x-3) = 0$ $\Leftrightarrow (x-3)(\underbrace{x^2+3x+6-m}_{g(x)})$=0 Để PT này có ba nghiệm phân biệt thì PT $g(x)=0$ phải có hai nghiệm phân biệt khác $3$ $\Leftrightarrow \begin{cases}\Delta_g=3^2-4(6-m) >0 \\ g(3) =24-m \ne 0 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}m>-\frac{15}{4} \\ m \ne 24 \end{cases}$.
|
|
|
giải đáp
|
Hệ!!!!
|
|
|
$x^{2}-4xy+x+2y=0\Rightarrow x^2+x=y(4x-2)\Rightarrow y=\frac{x^2+x}{4x-2}$, dễ thấy $x \ne \frac{1}{2}$. Thay vào PT thứ hai ta được $x^{4}-8x^{2}\frac{x^2+x}{4x-2}+3x^{2}+4\left ( \frac{x^2+x}{4x-2} \right )^{2}=0$ $\iff (x-2)(x-1)x^2(2x^2+1)=0$ Vậy $(x,y) \in \{ (0,0); (1,1); (2,1)\} $.
|
|
|
giải đáp
|
RÚT GỌN
|
|
|
Trước hết ta chứng minh một bổ đề sau (em tự chứng minh xem như bài tập nhé ). Nếu các số thực $x,y,z$ khác $0$ thỏa mãn $x+y+z=0$ thì $\sqrt{\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}+\frac{1}{z^2}}=\left| {\frac{1}{x}+\frac{1}{y}-\frac{1}{z}} \right|$. Áp dụng bổ đề trên cho $x=a^2, y=b^2, z= -(a^2+b^2)$ ta được $\sqrt{\frac{1}{a^{4}}+\frac{1}{b^{4}}+\frac{1}{(a^{2}+b^{2})^{2}}} = \frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}-\frac{1}{a^2+b^2}$ Chú ý rằng là hiển nhiên có $\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}>\frac{1}{a^2+b^2}$. Suy ra $A=\sqrt{\frac{1}{a^{2}}+\frac{1}{b^{2}}+\frac{1}{(a+b)^{2}}} $ Lại áp dụng bổ đề trên cho $x=a, y=b, z= -(a+b)$ ta được $A=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}-\frac{1}{a+b}.$
|
|
|
|
giải đáp
|
Giúp mình bài này với
|
|
|
Lời giải này có yêu cầu trả vỏ sò để xem. Bạn hãy link trên để vào xem chi tiết
|
|
|
|
|
giải đáp
|
Hệ 09
|
|
|
2. a) $\sin (\cos x)=0 \iff \cos x =k\pi, \quad k \in \mathbb Z. $ Do $-1 \le \cos x \le 1 \implies -1 \le k\pi \le 1 \implies k=0$ vì $k \in \mathbb Z. $ Suy ra $\cos x= 0 \iff x = \frac{\pi}{2} + l\pi , \quad l \in \mathbb Z. $
b) $\cos (\sin x)=1 \iff \sin x =2k\pi, \quad k \in \mathbb Z. $ Do $-1 \le \sin x \le 1 \implies -1 \le 2k\pi \le 1 \implies k=0$ vì $k \in \mathbb Z. $ Suy ra $\sin x= 0 \iff x = l\pi , \quad l \in \mathbb Z. $
|
|
|
giải đáp
|
Hệ 09
|
|
|
Em xem bài tập tương tự tại đây nhé
http://toan.hoctainha.vn/Hoi-Dap/Cau-Hoi/117009/toan-10
|
|
|
giải đáp
|
Đại số 11 các bạn giúp dùm mình nha !
|
|
|
a) $y=(\sin^2 x+\cos^2 x)^2-2\sin^2 x\cos^2 x +\sin x \cos x =1-2t^2+t$, với $t=\sin x\cos x. $ Mặt khác $-\frac{\sin^2 x+\cos^2 x}{2} \le \sin x\cos x \le \frac{\sin^2 x+\cos^2 x}{2}\implies -\frac{1}{2} \le t \le \frac{1}{2}$. Hơn nữa, $y'(t)=-4t+1$. Lập bảng biến thiên của hàm số nói trên trong khoảng $\left[ {-\frac{1}{2} , \frac{1}{2}} \right]$ ta được $\min y=0\Leftrightarrow t=-\frac{1}{2}$. $\max y=\frac{9}{8}\Leftrightarrow t=\frac{1}{4}$.
|
|
|
giải đáp
|
Tính tích phân
|
|
|
Lời giải này có yêu cầu trả vỏ sò để xem. Bạn hãy link trên để vào xem chi tiết
|
|
|
giải đáp
|
Tam thức bậc hai
|
|
|
a) Do $x_1, x_2$ là hai nghiệm của PT nói trên nên ta có $\begin{cases}x_1^2-6x_1+1=0 \\ x_2^2-6x_2+1=0 \end{cases}\Rightarrow \begin{cases}x_1^{n+2}-6x_1^{n+1}+x_1^n=0 \\ x_2^{n+2}-6x_2^{n+1}+x_2^n=0 \end{cases}$ $\Rightarrow \left ( x_1^{n+2}+x_2^{n+2} \right )-6\left ( x_1^{n+1}+x_2^{n+1} \right )+\left ( x_1^{n}+x_2^{n} \right )=0$ $\Rightarrow S_{n+2}=6S_{n+1}-S_n$ Mặt khác ta dễ tính được $S_1 =x_1+x_2 =6 \in \mathbb Z$ $S_2 =x_1^2+x_2^2 =(x_1+x_2)^2-2x_1x_2=36-2=34 \in \mathbb Z$ Từ đây bằng phương pháp quy nạp dễ chứng minh $S_n \in \mathbb Z \quad \forall n \in \mathbb N.$
|
|
|
giải đáp
|
toán hàm số khó
|
|
|
Gọi $M(a,a)$ là điểm thỏa mãn bài toán. Do $M \in (d)$ nên $a=-2a+4 \Leftrightarrow a = \frac{4}{3} \implies M\left ( \frac{4}{3},\frac{4}{3} \right ).$
|
|
|
giải đáp
|
Quan Hệ 2 Ngôi
|
|
|
+Quan hệ này không có tính phản xạ. Ví dụ khi $x=2$ thì $2R2 \Leftrightarrow 2+2^2 \le 2$, vô lý.
+ Quan hệ này không có tính đối xứng. Ví dụ khi $x=1, y=2$ thì $xRy \Leftrightarrow 1+1^2 \le 2$ nhưng $yRx \Leftrightarrow 2+2^2 \le 1$, vô lý.
+ Quan hệ này có tính phản xứng. vì nếu có hai số $x,y$ sao cho $\begin{cases}xRy \Leftrightarrow x+x^2 \le y\\ yRx \Leftrightarrow y+y^2 \le x \end{cases}\Rightarrow x^2+y^2 \le 0\Rightarrow x=y=0 $.
+ Quan hệ này có tính truyền. Vì nếu có ba số $x,y,z$ sao cho $\begin{cases}xRy \Leftrightarrow x+x^2 \le y\\ yRz \Leftrightarrow y+y^2 \le z \end{cases}\Rightarrow x+x^2 \le z\Leftrightarrow xRz $.
|
|