|
giải đáp
|
Nhờ mọi người giải giúp tẻo ...góc giữa mặt phẳng
|
|
|
Mình chỉ viết cách dựng hình và cm, còn phần tính toán bạn tự tính. Kí hiệu vg là vuông góc +) Góc giữa (SBC) và (SCD) Từ D kẻ DE vg AC (E thuộc AC), DE cắt BC tại F Lại có DF vg SA $\Rightarrow $ DF vg (SAC) $\Rightarrow $ DF vg SC Từ E kẻ EK vg SC (K thuộc SC), kết hợp với DF vg SC (cm trên) $\Rightarrow $ (DFK) vg SC $\Rightarrow $ DE và DF vg SC $\Rightarrow \widehat{((SBC);(SCD))}=\widehat{(DE;DF)}$ +) Góc giữa (SBD) và (SAB) Từ A kẻ AH vg SB (H thuộc SB) Có DA vg SA và DA vg AB $\Rightarrow $ DA vg (SAB) $\Rightarrow $ DA vg SB kết hợp với AH vg SB $\Rightarrow $ SB vg (ADH) $\Rightarrow $ DH vg SB $\Rightarrow \widehat{((SBD);(SAB)}=\widehat{(AH;DH)}$
|
|
|
giải đáp
|
nhị thức newton... help me giup mh nhanh nhé cám on nhiu ạ
|
|
|
$C^{n+1}_{n+4}-C^{n}_{n+3}=7(n+3) \Leftrightarrow \frac{(n+4)!}{(n+1)!.3!}- \frac{(n+3)!}{n!.3!}=7(n+3)\Leftrightarrow n=12 $ Ta có $(\frac{1}{x^3}+\sqrt{x^5})^{12}= \sum_{k=0}^{12} C^k_{12}.(x^{-3})^k.(x^{\frac{5}{2}})^{12-k}=\sum_{k=0}^{12}C^k_{12}.x^{30-\frac{11k}{2}} $ Số hạng chứa $x^8$ ứng với $k$ thỏa mãn $30-\frac{11k}{2}=8\Leftrightarrow k=4$ $\Rightarrow $ hệ số của số hạng chứa $x^8$ là: $C^4_{12}=495$
|
|
|
giải đáp
|
Tìm các giá trị của m để pt sau có nghiệm
|
|
|
Thấy $x=1$ không là nghiệm của pt. Chia cả 2 vế của pt cho $\left| {x-1} \right|$ khác 0 ta đc: $\left| {\frac{x+1}{x-1}} \right|+16-m=(m-1)\sqrt{\frac{x+1}{x-1}}.$ Đặt $\sqrt{\frac{x+1}{x-1}}=t (t\geq 0)$ ta có pttt: $t^2+16-m=(m-1)t$. Bài toán quy về tìm đk của m để pt bậc 2 có nghiệm không âm (bạn tự giải)
|
|
|
giải đáp
|
của mà đây #Gia Hưng
|
|
|
Có $(4x+9y+16z)*(\frac{1}{x}+\frac{25}{y}+\frac{64}{z})\geq (2+15+32)^2.$ (Bđt B.C.S) $\Rightarrow đpcm$
|
|
|
giải đáp
|
Toán tư duy đây anh em
|
|
|
Người ở giữa nói mình là thần khôn ngoan thì chắc chắn ông ta không phải thần thật thà Người bên trái nói ông bên cạnh là thần thật thà thì ông ta cũng không phải thần thật thà Suy ra thần thật thà bên phải, khôn ngoan bên trái còn dối trá ở giữa
|
|
|
giải đáp
|
Tìm GTLN và GTNN
|
|
|
Đặt $\frac{x^2+6x+1}{x^2+1}=y\Rightarrow (y-1).x^2-6x+y-1=0$ Ta xét $y=1$ thì $x = 0$ Xét $y\neq 1$ : pt trên có nghiệm $\Leftrightarrow \Delta' \geq 0\Leftrightarrow 3^2-(y-1)^2 \geq 0\Leftrightarrow (4-y)(y+2)\geq 0\Leftrightarrow -2\leq y\leq 4\Rightarrow $ Biểu thức có giá trị Max là 4, Min là -2
|
|
|
giải đáp
|
CM
|
|
|
Lời giải này có yêu cầu trả vỏ sò để xem. Bạn hãy link trên để vào xem chi tiết
|
|
|
giải đáp
|
bay nha
|
|
|
Xét khẳng định 2 có $a=2b+5 \Rightarrow a+b=3b+5$ không chia hết cho 3 mâu thuẫn với khẳng định 3 $\Rightarrow $ Một trong hai khẳng định 2, 3 là sai. (1) Xét khẳng định 3 có $a+b$ chia hết cho 3 $\Rightarrow a+b+6b$ cũng chia hết cho 3 và lớn hơn 3 hay $a+7b$ chia hết cho 3 và lớn hơn 3 $\Rightarrow a+7b$ không là số nguyên tố trái với khẳng định 4 $\Rightarrow $ Một trong hai khẳng định 3, 4 là sai. (2) Từ (1) và (2) $\Rightarrow $ khẳng định 3 sai, các khẳng định 1, 2, 4 đúng. Khẳng định 2 ta có $a=2b+5 \Leftrightarrow a+1=2b+6$ mà theo khẳng định 1 $a+1$ chia hết cho b $\Rightarrow 2b+6$ chia hết cho b mà 2b chia hết cho b nên 6 chia hết cho b (3) Ta có $a+7b$ là số nguyên tố lớn hơn 3 $\Rightarrow $ a+7b lẻ $\Rightarrow a, b$ khác tính chẵn lẻ mà theo khẳng định 2 thì $a=2b+5$ là một số lẻ nên b phải chẵn (4) Từ (3) và (4) $\Rightarrow b=2$ hoặc $b=6$. Từ đây bạn tính ra a
|
|
|
|
|
giải đáp
|
Cho biết $9^x+9^{-x}=23$ hãy tính $3^x+3^{-x}$
|
|
|
Đặt $3^x=a\Rightarrow ;3^{-x}=\frac{1}{a}; 9^x=a^2;9^{-x}=\frac{1}{a^2}(a>0)$ Ta cần tính $a+\frac{1}{a}$ Theo bài ra $a^2+\frac{1}{a^2}=23\Rightarrow a^2+2+\frac{1}{a^2}=25\Rightarrow (a+\frac{1}{a})^2=25\Rightarrow a+\frac{1}{a}=5$
|
|
|
giải đáp
|
tổ hợp
|
|
|
a) Lấy 10 trong 100 sản phẩm $\Rightarrow$ Có $C^{10}_{100}$ kết quả b) Số cách lấy trong đó không có sp đạt yêu cầu là $C^{10}_{10}=1\Rightarrow $ có $C^{10}_{100}-1$ cách lấy trong đó có sp đạt yêu cầu
|
|
|
giải đáp
|
Toán xác suất! Cần giúp gấp ạ! Mọi người làm bài nào cũng được, ko phải làm tất đâu ạ.
|
|
|
Bài 1: a) A ngồi cách B 1 chỗ tức là giữa A và B có 1 người khác A và B nên có 18 cách chọn người khác đó. Lại có trong bộ 3 người có A và B thì A và B có 2! cách sắp xếp $\Rightarrow$ Bộ 3 người A, B và 1 người khác có 2!.18=36 cách sắp xếp Ta coi bộ 3 người đó là 1 phần tử với 17 người khác tạo 18 phần tử Vậy tóm lại có 36.18! cách xếp Ý b tương tự
|
|
|
giải đáp
|
tổ hợp về chọn số
|
|
|
1) Các chữ số 1,2,3,4,5 đứng cạnh nhau theo thứ tự tăng dần ta có 1 cách chọn. Ta coi bộ số này là 1 chữ số Kết hợp với 4 chữ số còn lại ta được 5 chữ số Vậy có 5! =120 số
|
|
|