|
a) Gọi $K$ là giao điểm của $M, N$ và đường thẳng chứa $A, B, C, D$. Ta có: $\overline{KM}.\overline{KN}=\overline{KA}.\overline{KB} $ $\overline{KM}.\overline{KN}=\overline{KC}.\overline{KD} $ $\Rightarrow \overline{KA}.\overline{KB}=\overline{KC}.\overline{KD} (1)$ $(1)$ chứng tỏ $K$ cố định. Thật vậy, bằng cách coi đường thẳng chứa $4$ điểm $A, B, C, D$ là một trục số và gắn cho các điểm này tọa độ tương ứng là $ A(a); B(b); C(c); D(d) $. Và đặt $K(x)$. Ta có : $\overline{KA}.\overline{KB}=\overline{KC}.\overline{KD}$ $\Rightarrow(a-x)(b-x)=(c-x)(d-x) $ $\Rightarrow ab-(a+b)x=cd-(c+d)x $ $\Rightarrow (a+b-c-d)x=ab-cd$ Trong trường hợp tổng quát thì $a+b-c-d \ne 0$ vì thế $x = \frac{ab-cd}{a+b-c-d}$ Đẳng thức này chứng tỏ rằng $K$ là điểm cố định. Vậy $MN$ đi qua điểm cố định $K$.
b) Gọi $T_1, T_2, T_3, T_4$ là các tiếp điểm của tiếp tuyến vẽ từ $K$ tới hai đường tròn đó. Suy ra: $\overline{KT_1}^2 =\overline{KT_2}^2=\overline{KT_3}^2=\overline{KT_4}^2 $ $=\overline{KM}.\overline{KN}=\overline{KA}.\overline{KB}= $hằng số. Vậy bốn tiếp điểm $T_1, T_2, T_3,T_4$ nằm trên đường tròn cố định tâm $K$ bán kính $R=\sqrt{\overline{KA}.\overline{KB} } $.
|