|
|
giải đáp
|
đố các mem thêm bài ni nữa.hehe
|
|
|
Ah ha! Mình có cách đơn giản hơn nhé Kí hiệu $\sum_{cyc}\frac{x}{x^2+2}=\frac{x}{x^2+2}+\frac{y}{y^2+2}+\frac{z}{z^2+2}$ $cyc$ nghĩa là xoay vòng. Dễ thấy $\sum_{cyc}\frac{x}{x^2+2} \le \sum_{cyc}\frac{x}{2x+1}=\frac{3}{2}-\frac{1}{2}\sum_{cyc}\frac{1}{2x+1}$ Việc còn lại là chứng minh $\sum_{cyc}\frac{1}{2x+1} \ge 1$ Do $xyz=1$ nên tồn tại $a, b, c$ sao cho $x=\frac{a}{b}, y=\frac{b}{c}, z=\frac{c}{a}$, như vậy $\sum_{cyc}\frac{1}{2x+1}=\sum_{cyc}\frac{b}{2a+b}=\sum_{cyc}\frac{b^2}{2ab+b^2} \ge \frac{(a+b+c)^2}{\sum a^2+2\sum ab}=1$
|
|
|
giải đáp
|
đố các mem thêm bài ni nữa.hehe
|
|
|
Mình chưa nghĩ ra cách nào ngắn hơn, bạn tham khảo nhé Đặt $x+y+z=u$ và $xy+yz+zx=v$. BĐT đã cho tương đương với \[ 4u^2+2v^2-8u-9v-2uv+15 \geq 0 \] theo BĐT Cô-si, $u^2 \geq 3v \geq 9$. Ta xét $3$ trường hợp $\text {Trường hợp 1:} \quad v \geq 6$ Ta có $\text{VT}=(u-v)^2+(u-3)(3u+1)+(v-3)(v-6) \geq 0$ và chúng ta xong. $\text{Trường hợp 2:} \quad 4,5 \leq v \leq 6$ Ta có $\text{LHS}=f(u) \geq f(3)$ vì $f'(u)=8u-2v-8 \geq 8\cdot 3 - 2 \cdot 6 -8 > 0$ và $f(3)=(v-3)(2v-9) \geq 0$ theo giả thiết. $\text{Trường hợp 3:} \quad 3 \leq v \leq 4,5$ Ta có $\text{LHS}=(u-v)^2+3u^2+v^2-8u-9v+15 \geq 3u^2+v^2-8u-9v+15$ Đặt $g(v)=3u^2+v^2-8u-9v+15$. suy ra $g'(v)=2v-9 \leq 0$ nên $g(v) \geq g\left(\frac{u^2}{3}\right)$ $g\left(\frac{u^2}{3}\right) = \frac{1}{9}(u-3)(u^3+3u^2+9u-45) \geq 0$ vì $u \geq 3$.
Tóm lại ta có ĐPCM.
|
|
|
giải đáp
|
Giải hệ phương trình
|
|
|
Sử dụng công thức $\cos 2x=2\cos^2x-1,\cos 2y=1-2\sin^2y$, sau đó nhân hai vế của PT hai với $2i$ và cộng với PT thứ nhất tiếp đến chia cho $2$ và ta có
$(\cos x+i\sin y)^2+{1\over\cos x+i\sin y}={\sqrt{3}+1+i(\sqrt{3}-1)\over 2}$
Đặt $z=\cos x+i\sin y$. Ta có $z^2+{1\over z}={\sqrt{3}+1+i(\sqrt{3}-1)\over 2}$, Pt này có một nghiệm đẹp $z_1={\sqrt{3}+i\over 2}$. Sau phân tích đa thức thành nhân tử, ta thu được nghiệm thứ hai từ PT bậc hai( kí hiệu là $z_2$) thỏa mãn $|\Re(z_2)|\leqslant 1,|\Im(z_2)|\leqslant 1$, và nó thỏa mãn với điều kiện $z=\cos x+i\sin y$. Nhưng nó "xấu xí". Với trường hợp $z_1$, $\cos x+i\sin y={\sqrt{3}+i\over 2}\iff x=\pm{\pi\over 6}+2k\pi\land y=(-1)^m{\pi\over 6}+m\pi$,$k,m\in\mathbb{Z}$
|
|
|
giải đáp
|
thêm bài ni nmọi người giúp với
|
|
|
Trừ theo từng vế của hai PT ta được $-8a-12c=-152\Rightarrow c=-\frac{2}{3}(a-19)$. Thay vào PT thứ nhất ta được $a^2+b^2+(-\frac{2}{3}(a-19))^2-12a-6b-14(-\frac{2}{3}(a-19))=-77 $ $\Leftrightarrow b^2-6b+\frac{13a^2}{9}-\frac{176a}{9}+\frac{541}{9}=0$ Với điều kiện $-13a^2+176a-460 \ge0$ thì ta có $b= 3 \pm \frac{1}{3}\sqrt{-13a^2+176a-460}$ Tóm lại $b= 3 \pm \frac{1}{3}\sqrt{-13a^2+176a-460}, c=-\frac{2}{3}(a-19), a \in \mathbb{R} ,-13a^2+176a-460 \ge0$
|
|
|
|
giải đáp
|
Đạo hàm cấp n
|
|
|
Ta có: $y'=\cos ax - ax \sin ax$ $y''=-2a\sin ax-a^2x\cos ax$ $y^{(3)}=-3a^2\cos ax+a^3x\sin ax$ $y^{(4)}=4a^3\sin ax +a^4x\cos ax$ Bằng quy nạp, suy ra:
$y^{(n)}=na^{n-1}\cos\left (ax+\frac{(n-1)\pi}{2} \right )+a^nx\cos\left (ax+\frac{n\pi}{2} \right ),\forall n\in\mathbb{N}^*$ . Các bạn có thể tham khảo chi tiết của phương pháp này tại đây http://toan.hoctainha.vn/Thu-Vien/Chuyen-De/113568/dao-ham-cap-cao
|
|
|
giải đáp
|
Bài tập Đối xứng trục lớp 11
|
|
|
1) Giả sử đã dựng được các điểm $M, N, P$ thỏa mãn yêu cầu bài toán. Gọi $M_1, M_2$ lần lượt là điểm đối xứng của $M$ qua các đường thẳng $AB, AC$. Khi đó $MP+MN+PN=PM_1+ NM_2+PN \ge M_1M_2$ (đường thẳng thì luôn ngắn hơn đường gấp khúc). Mặt khác $\triangle AM_1M_2$ cân tại $A$ có $\widehat{M_1AM_2}=2\widehat{BAC}$ không đổi. Như vậy trong các tam giác cân có góc ở đỉnh không đổi, cạnh đáy nhỏ nhất khi cạnh bên nhỏ nhất. Lúc đó ta cần có $AM_1=AM$ nhỏ nhất, tức là $AM$ là đường cao của $\triangle ABC$. Tương tự thì ta có $M,N,P$ là chân các đường cao kẻ từ $A,B,C$ của $\triangle ABC$.
|
|
|
đặt câu hỏi
|
Tìm giá trị nhỏ nhất
|
|
|
Cho $x, y$ là hai số thực thay đổi thỏa mãn $x^2+y^2=1$. Tìm GTNN của biểu thức : $P=x\sqrt{1+y}+y\sqrt{1+x}$
|
|
|
|
|
giải đáp
|
Có thể hay không thể?
|
|
|
Ta biết rằng thể tích hình cầu có bán kính $R$ tính bằng công thức $\frac{4}{3}\pi R^3$. Như vậy giả sử xếp được $13$ có bán kính $r$ thì phần thể tích mà nó chiếm là $\frac{52}{3}\pi r^3$. Mặt khác thì hình hộp này có thể tích $(2r)^2.3,5r=14r^3 < \frac{52}{3}\pi r^3$. Vậy câu trả lời của bài toán là không.
|
|
|
giải đáp
|
Cực trị về diện tích
|
|
|
Bài tập này của bạn khá hay. Tôi xin nêu ra một cách để giải quyết như sau Trước hết ta nêu ra bổ đề : Trong tất cả những tam giác nội tiếp trong một đường tròn và chung một cạnh đáy, thì tam giác cân là tam giác có diện tích lớn nhất Phần chứng minh của bổ đề này là hiển nhiên vì thấy đỉnh của tam giác cân là đỉnh xa đáy nhất. Từ đó, bài toán ban đầu có thể trở thành tìm giá trị nhỏ nhất của một tam giác cân nội tiếp đường tròn cho trước. Giả sử ta có hình vẽ Gọi $\alpha$ là góc ở đ của tam giác cân $ABC\rightarrow \widehat{ACE}= \widehat{BCE}=90^\circ - \alpha$. Gọi $O$ là tâm của đường tròn bán kính $R$ và $D, E$ là trung điểm của $AB, BC$. Ta có $ \widehat{BOE}= \widehat{ACB}= 180^\circ-2\alpha\Rightarrow OE=OB. \cos \widehat{BOE}=-R \cos 2\alpha$ Do đó $CE=R(1- \cos 2\alpha)$ và $AB=2EB=2R \sin 2\alpha$. Từ đó $S_{ABC}=\frac{1}{2}AB.CE=R^2(1- \cos 2\alpha)\sin 2\alpha=4R^2\sin \alpha\cos^3 \alpha. (1)$ Mặt khác áp dụng BĐT Cô-si ta có $\sin^2 \alpha\cos^6 \alpha=\frac{1}{3}.3\sin^2 \alpha.\cos^2 \alpha.\cos^2 \alpha.\cos^2 \alpha \le \frac{1}{3}\left ( \frac{3\sin^2 \alpha+\cos^2 \alpha+\cos^2 \alpha+\cos^2 \alpha}{4}\right )^4=\frac{3^3}{4^4} (2)$ Từ $(1)$ và $(2)$ ta có $S \le \frac{3 \sqrt 3}{4}R^2$. Như vậy $\max S = \frac{3 \sqrt 3}{4}R^2\Leftrightarrow \triangle ABC$ đều.
|
|
|
giải đáp
|
Tính thể tích
|
|
|
Bài tập này là bài tập số $26$, trang $9$, sách Bài tập hình học nâng cao $12$. Bạn có thể đọc và tham khảo tại tài liệu quen thuộc này nhé.
|
|
|
giải đáp
|
Hệ phương trình không mẫu mực
|
|
|
Dễ thấy $x>y>0$ .
Đặt $x=ty$, thì từ phương trình thứ nhất ta thấy $t>1$.
và
$
\left\{
\begin{array}{ll}
y^4(t^3-1)=28\\
y^3(t+1)^2=18\sqrt{2}
\end{array}
\right.
$
$
\Leftrightarrow \left\{
\begin{array}{ll}
y^{12}(t^3-1)^3=28^3\\
y^{12}(t+1)^8=(18\sqrt{2})^4
\end{array}
\right.
$
Chia vế với vế ta được
$419904(t^3-1)^3 = 21952(t^2+2t+1)^4$
$\Leftrightarrow 64(t - 2)(6561 t^8 + 12779 t^7 + 22814 t^6 + 16341
t^5 + 13474 t^4+ 2938 t^3 + 6351 t
+ 3098 t + 3452)=0$
$\Leftrightarrow t=2\;\;\text{vì } t >1$
Thay $x=2y$ vào hệ ban đầu ta được $(x;y)=(2\sqrt{2};\sqrt{2})$
|
|