Chúng ta còn một cách tiếp cận khác khi tìm ra
$(C): (x-1)^2+(y-2)^2=9 \Rightarrow (C)$ là đường tròn tâm $O(1,2)$, bán kính $3 $ và $A\in (C)$.
Tam giác đều $ABC$ nội tiếp đường tròn bán kính $R=3$ nên cạnh của tam giác đều là
$AB=AC=BC=R\sqrt 3= 3 \sqrt 3$ (bạn đọc tự lý giải điều này nhé.)
Lúc này $B, C$ là giao điểm của hai đường tròn tâm $O(1,2)$, bán kính $3 $ và đường tròn tâm $A(-2,2)$, bán kính $3\sqrt 3 $ nên tọa độ của $B, C$ là nghiệm của hệ
$\begin{cases}(x-1)^2+(y-2)^2=9 \\ (x+2)^2+(y-2)^2=27 \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}(x+2)^2-(x-1)^2=18 \\ (x+2)^2+(y-2)^2=27 \end{cases}$
$\Leftrightarrow \begin{cases}6x=15 \\ (x+2)^2+(y-2)^2=27 \end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x=\frac{5}{2} \\ y=2\pm \frac{3\sqrt{3}}{2} \end{cases}$
Như vậy $B\left(\frac{5}{2},2+ \frac{3\sqrt{3}}{2}\right); C\left(\frac{5}{2},2- \frac{3\sqrt{3}}{2}\right)$.