1. Phương trình sin x = m (1) Nếu $\alpha $ là một nghiệm của phương trình (1) thì : $\sin x = m \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \alpha + k2\pi \\ x = \pi - \alpha + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,(k \in Z)$ Ví dụ1: $\sin x =$ $-\frac{\sqrt {3}}{2}$ $\begin{array}{l} \Leftrightarrow \sin x = \sin \left( { - \frac{\pi }{3}} \right) \Leftrightarrow \left[ {_{x = \pi - \left( { - \frac{\pi }{3}} \right) + k2\pi }^{x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi }} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ {_{x = \frac{4\pi}{3} + k2\pi }^{x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi }} \right. \end{array}$ Ví dụ 2: Tìm x thỏa mãn phương trình $\sin \left( 2x - \frac{\pi }{5} \right) = \sin \left( \frac{\pi }{5} + x\right)$ Giải: $\sin \left( 2x - \frac{\pi }{5} \right) = \sin \left( {\frac{\pi }{5} + x} \right)$ $ \Leftrightarrow \left[ {_{2x - \frac{\pi }{5} = \pi - \left( {\frac{\pi }{5} + x} \right) + k2\pi }^{2x - \frac{\pi }{5} = \frac{\pi }{5} + x + k2\pi }} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ {_{x = \frac{\pi }{3} + k\frac{{2\pi }}{3}}^{x = \frac{2\pi }{5} + k2\pi }} \right.$ Vậy các nghiệm cần tìm là : $x = \frac{2\pi }{5} + k2\pi ,x = \frac{\pi }{3} + k\frac{2\pi }{3},k \in Z$ 2. Phương trình cos x = m (II) Nếu là một nghiệm của phương trình (II), nghĩa là cos x = m thì $\cos x = m \Leftrightarrow \left[ {_{x = - \alpha + 2k\pi }^{x = \alpha + 2k\pi }} \right.$ Chú ý: 1, Đặc biệt, $\begin{array}{l} \cos x = 1 \Leftrightarrow x = k2\pi \\ \cos x = - 1 \Leftrightarrow x = \pi + k2\pi \\ \cos x = 0 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k\pi \end{array}$ 2, Với mọi m cho trước mà $\left| m \right| \le 1$, phương trình $\cos x = m$ có đúng với một nghiệm trong đoạn $\left[ {0;\pi } \right]$, ký hiệu nghiệm đó là $\arccos m$. Khi đó $\cos x = m \Leftrightarrow \left[ {_{x = - \arccos m + 2k\pi }^{x = \arccos m + 2k\pi }} \right.$ 3, Nếu $\alpha $ và $\beta $ là hai số thực thì $cos\beta = cos\alpha $ khi và chỉ khi có số nguyên $k$ để $\beta = \alpha + k2\pi $ hoặc
3. Phương trình tan x = m Nếu $\alpha $ là một nghiệm của phương trình $\tan x = m$ thì $\tan x = m$ $ \Leftrightarrow $ $x = \alpha + k\pi $ Chú ý: 1, Với một số m cho trước, pt có đúng một nghiệm nằm trong khoảng $\left( { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right)$, kí hiệu nghiệm đó là $\arctan m$. Khi đó, $\tan x = m$$ \Leftrightarrow x = \arctan m + k\pi $ 2, Nếu $\alpha $ và $\beta $ là hai số thực mà $\tan \alpha $, $\tan \beta $ xác định thì $\tan \beta $=$\tan \alpha $ khi và chỉ khi có số nguyên k để $\beta = \alpha + k\pi $ Ví dụ: a) $\tan x = - 1$ $ \Leftrightarrow x = - \frac{\pi }{4} + k\pi $ b) $\tan \frac{x}{3} = 3 \Leftrightarrow \frac{x}{3} = \alpha + k\pi \Leftrightarrow x = 3\alpha + k3\pi $
4. Phương trình cot x = m (IV) Nếu $\alpha $ là một nghiệm của phương trình $\cot x = m$ thì $\cot x = m$ $ \Leftrightarrow $ $x = \alpha + k\pi $ Với mọi số m cho trước, phương trình (IV) có đúng một nghiệm nằm trong khoảng (0;$\pi $). Khi đó: $\cot x = m$$ \Leftrightarrow $$x = arc\cot m + k\pi $ Ví dụ: $\cos3x = 1 \Leftrightarrow cos3x = cos\frac{\pi }{4} \Leftrightarrow 3x = \frac{\pi }{4} + k\pi \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{{12}} + k\frac{\pi }{3}$ 5. Một số điều cần lưu ý 1) Có thể tính các giá trị $\arcsin m,\arccos m,\arctan m$ bằng máy tính bỏ túi với nút ${\sin ^{ - 1}},cos^{ - 1},{\tan ^{ - 1}}$ 2) $\arcsin m,\arccos m,\arctan m$ là giá trị thực nên viết : $\arctan 1 = \frac{\pi }{4}$ chứ ko viết $\arctan 1 = {45^0}$ 3) Sử dụng kí hiệu số đo độ trong công thức nghiệm cho thông nhất, không viết:$x = {30^0} + k2\pi $
|