|
1. Nhị thức bậc nhất và dấu của nó a, Nhị thức bậc nhất ĐỊNH NGHĨA Nhị thức bậc nhất (đối với x) là biểu thức dạng $ax + b$, trong đó a và b là hai số cho trước với $a \ne 0$ b, Dấu của nhị thức bậc nhất ĐỊNH LÝ Nhị thức bậc nhất $f(x) = ax + b$ cùng dấu với hệ số $a$ khi $x$ lớn hơn nghiệm và trái dấu với hệ số $a$ khi $x$ nhỏ hơn nghiệm của nó. 2. Một số ứng dụng a, Giải bất phương trình tích Ta xét các bất phương trình có thể đưa về một trong các dạng $P\left( x \right) > 0,\,\,P\left( x \right) \geqslant 0,\,\,P\left( x \right) \leqslant 0,\,\,P\left( x \right) < 0,\,\,$với $P(x)$là tích của những nhị thức bậc nhất. Ví dụ: Giải bất phương trình: $$(x - 3)(x + 1)(2 - 3x) > 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)$$ Cách giải: Để giải bpt (1) ta lập bảng xét dấu vế trái của (1) Đặt $P(x) = (x - 3)(x + 1)(2 - 3x)$ -Giải phương trình $P(x) = 0$ ta được: $x = 3;x = - 1;x = \frac{2}{3}$ -Sắp xếp các giá trị tìm được của x theo thứ tự tăng: $ - 1,\frac{2}{3},3$. Ba số này chia trục số thành 4 khoảng. Ta xác định dấu của $P(x)$ trên từng khoảng bằng cách lập bảng xét dấu của $P(x)$:
Dựa vào bảng xét dấu, ta có tập nghiệm của bpt (1) là $S = ( - \infty ; - 1) \cup (\frac{2}{3};3)$ b, Giải bất phương trình chứa ẩn ở mẫu Ví dụ 2: Giải bất phương trình $$\frac{3}{{x - 2}} \leqslant \frac{5}{{2x - 1}} (2)$$ Giải: Ta có $\begin{gathered} (2) \Leftrightarrow \frac{3}{{x - 2}} - \frac{5}{{2x - 1}} \leqslant 0 \\ \Leftrightarrow \frac{{3(2x - 1) - 5(x - 2)}}{{(x - 2)(2x - 1)}} \leqslant 0 \\ \Leftrightarrow \frac{{x + 7}}{{(x - 2)(2x - 1)}} \leqslant 0 \\ \end{gathered} $ Bảng xét dấu vế trái của (3) :
Từ đó suy ra tập nghiệm của (2) là $S = \left( { - \infty ; - 7} \right] \cup \left( {\frac{1}{2};2} \right)$ c, Giải phương trình, bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối. Một trong những cách giải phương trình hay bất phương trình chứa ẩn ở trong dấu giá trị tuyệt đối là sử dụng định nghĩa để khử dấu giá trị tuyệt đối. Ta thường phải xét phương trình hay bất phương trình trong nhiều khoảng (đoạn, nửa khoảng) khác nhau, trên đó mỗi biểu thức nằm trong dấu giá trị tuyệt đối đều có một dấu xác định. Ví dụ: Giải BPT $$\left| {2x - 1} \right| < 3x + 5 (4)$$ Giải: 1)Với $x < \frac{1}{2}$, ta có: $(4) \Leftrightarrow 1 - 2x < 3x + 5 \Leftrightarrow 5x > - 4 \Leftrightarrow x > - \frac{4}{5}$ Kết hợp với điều kiện $x < \frac{1}{2}$, ta được $ - \frac{4}{5} < x < \frac{1}{2}$ 2)Với $x \geqslant \frac{1}{2}$ ta có $(4) \Leftrightarrow 2x -1 < 3x + 5 \Leftrightarrow x > - 6$ Kết hợp với điều kiện $x \geqslant \frac{1}{2}$ ta được $x \geqslant \frac{1}{2}$ Kết luận: Tập nghiệm của bất phương trình là $S = ( - \frac{4}{5};\frac{1}{2}) \cup {\text{[}}\frac{1}{2}; + \infty ) = ( - \frac{4}{5}; + \infty )$
|