|
giải đáp
|
toán đại 10 nâng cao,
|
|
|
Ta chứng minh tiếp $A=C$. Tuơng tự như trên ta chứng minh + Chứng minh $A \subset C$. Lấy
$x \in A\Rightarrow x=2k, k \in \mathbb Z\Rightarrow x=2(k+1)-2, k \in \mathbb Z \Rightarrow x=2p-2, p \in \mathbb Z\Rightarrow x \in
C\Rightarrow A \subset C$. + Chứng minh $C \subset A$. Lấy
$x \in C\Rightarrow x=2k-2, k \in \mathbb Z\Rightarrow x=2(k-1), k \in
\mathbb Z \Rightarrow x=2q, q \in \mathbb Z\Rightarrow x \in
A\Rightarrow C \subset A$. Vậy $A=C$.
|
|
|
giải đáp
|
toán đại 10 nâng cao,
|
|
|
Ta sẽ chứng minh trước $A=B$. Để làm sáng tỏ điều này chỉ cần chứng minh $A \subset B$ và $B \subset A.$ + Chứng minh $A \subset B$. Lấy $x \in A\Rightarrow x=2k, k \in \mathbb Z\Rightarrow x$ là những số chẵn $\Rightarrow x$ có tận cùng là $0,2,4,6,8\Rightarrow x \in B\Rightarrow A \subset B$. + Chứng minh $B \subset A$. Lấy $x \in B \Rightarrow x$ có tận cùng là $0,2,4,6,8\Rightarrow x$ là những số
chẵn $\Rightarrow x=2k, k \in \mathbb Z \Rightarrow x \in
A\Rightarrow B \subset A$. Vậy $A=B$.
|
|
|
giải đáp
|
đại 12 ^^
|
|
|
1, ĐK $x>1. $PT $\Leftrightarrow 4\log_2^2(x -1) - \log_2(x-1)-3=0$ $\Leftrightarrow \left[ {4\log_2(x-1)+3} \right]\left[ {\log_2(x-1)-1} \right]=0$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} \log_2(x-1)=-\frac{3}{4}\\\log_2(x-1)=1 \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=1+2^{-\frac{3}{4}}\\x=3\end{matrix}} \right.$.
|
|
|
giải đáp
|
đại 12 ^^
|
|
|
$\begin{cases}\log_2(y+1)-\log_2x= 1 \qquad (1) \\ 2^y-5.2^x+8=0 \qquad (2) \end{cases}$ Điều kiện $y>-1,x>0.$ PT $(1) \Leftrightarrow \log_2\frac{y+1}{x}=1\Leftrightarrow \frac{y+1}{x}=2\Leftrightarrow y=2x-1$. Thay vào PT $(2)$ ta được $2^{2x-1}-5.2^x+8=0\Leftrightarrow 2^{2x}-10.2^x+16=0\Leftrightarrow \left ( 2^x-2 \right )\left ( 2^x-8 \right )=0$. Vậy $(x,y) \in \{(1,1),(3,5) \}$.
|
|
|
giải đáp
|
Giải giúp mình câu này với mọi người tks nha ^^
|
|
|
Viết lại PT dưới dạng $$xy(x+y)=(x+y)^2-2xy+1.$$ Đặt $u=x+y, v=xy$ do đó PT tuơng đuơng với $$uv=u^2-2v+1.$$ Đây là dạng chứa toàn bậc nhất theo $v$ nên ta viết thành $$v=\frac{u^2+1}{u+2}=\frac{u^2-4+5}{u+2}=u-2+\frac{5}{u+2}$$ Suy ra $u+2=\pm 1, \pm 5$. Việc còn lại không khó để có được $(x,y) \in \{(1,2),(2,1) \}.$
|
|
|
giải đáp
|
Giải giúp mình câu bất đẳng thức này với
|
|
|
Đây là một bài toán khá khó và cần một công cụ khá mạnh để giải quyết. Trước hết xin nêu ra (không chứng minh) BDT trọng số trung bình cộng - trung bình nhân tổng quát hay còn gọi là Cô-si tổng quát hoặc Cô-si trọng số. Cho $a_i, \lambda_i>0$ sao cho $\sum_{i=1}^n\lambda_i=1$ thì ta có $$\sum_{i=1}^n\lambda_ia_i \ge \prod_{i=1}^na_i^{\lambda_i}.$$ Đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow a_i=a_j, 1 \le i,j \le n.$ Áp dụng BDT cho $\lambda_i=\dfrac{\frac{1}{i}}{\sum_{i=1}^n\frac{1}{i}}, a_i =x_i^i, 1 \le i \le n.$ ta được $\dfrac{A}{\sum_{i=1}^n\frac{1}{i}}=\sum_{i=1}^n\dfrac{\frac{1}{i}}{\sum_{i=1}^n\frac{1}{i}}x_i^i=\sum_{i=1}^n\lambda_ia_i \ge \prod_{i=1}^na_i^{\lambda_i}=\left ( \prod_{i=1}^nx_i \right )^{\sum_{i=1}^n\frac{1}{i}}$. Mặt khác tử giả thiết $\sum_{i=1}^n\frac{1}{x_i}=n$ dễ suy ra $\prod_{i=1}^nx_i \ge 1.$ Do đó $A \ge \sum_{i=1}^n\frac{1}{i}.$ Vậy $\min A = \sum_{i=1}^n\frac{1}{i}\Leftrightarrow x_i=1, 1 \le i\le n.$
|
|
|
|
giải đáp
|
GIÚP MÌNH BÀI NÀY VỚI:
|
|
|
Gọi $M(m,4)$ là những điểm trên $y=4$ thỏa mãn yêu cầu bài toán. PT đường thẳng qua $M$ có dạng $y=k(x-m)+4$. Để đường thẳng này tiếp xúc với $y=\frac{x^2}{x-1}$ thì hệ sau đây phải có nghiệm $\begin{cases}\frac{x^2}{x-1}=k(x-m)+4
\\ \frac{x(x-2)}{(x-1)^2}=k \end{cases}\Rightarrow
\frac{x^2}{x-1}=\frac{x(x-2)}{(x-1)^2}(x-m)+4$ $\Rightarrow (x-2)\left[ {(m-3)x+2} \right]=0$ $\Rightarrow \left[ {\begin{matrix} x_1=2\\ x_2=\frac{-2}{m-3}, m\ne 3. \end{matrix}} \right.$ Ta thấy rằng $x_1=2$ cho $k_1=0$ và đây chính là đưởng thẳng $y=4$ song song với $Ox$. Do vậy để đường thẳng thứ hai tạo với với đưởng thẳng này góc $45^\circ$ thì $k_2=1$ hoặc $k_2=-1$ vì $k_2=|\tan 45^\circ|=1$. Thay vào PT $\frac{x(x-2)}{(x-1)^2}=k_2$ chỉ cho ta nghiệm $x_2=1\pm \frac{1}{\sqrt 2}$ khi $k=-1.$ Tiếp tục thay vào $x_2=\frac{-2}{m-3}$ cho ta $m=2\sqrt 2-1$ hoặc $m=-2\sqrt 2-1.$ Vậy có hai điểm thỏa mãn $M_1(2\sqrt 2-1,4),M_2(-2\sqrt 2-1,4).$
|
|
|
giải đáp
|
GIÚP MÌNH VỚI MỌI NGƯỜI BÀI KHÓ NGHĨ MÃI KHÔNG RA:
|
|
|
Gọi $M(m,4)$ là những điểm trên $y=4$ thỏa mãn yêu cầu bài toán. PT đường thẳng qua $M$ có dạng $y=k(x-m)+4$. Để đường thẳng này tiếp xúc với $y=\frac{x^2}{x-1}$ thì hệ sau đây phải có nghiệm $\begin{cases}\frac{x^2}{x-1}=k(x-m)+4 \\ \frac{x(x-2)}{(x-1)^2}=k \end{cases}\Rightarrow \frac{x^2}{x-1}=\frac{x(x-2)}{(x-1)^2}(x-m)+4$ $\Rightarrow (x-2)\left[ {(m-3)x+2} \right]=0$ $\Rightarrow \left[ {\begin{matrix} x_1=2\\ x_2=\frac{-2}{m-3}, m\ne 3. \end{matrix}} \right.$ Ta thấy rằng $x_1=2$ cho $k_1=0$ và đây chính là đưởng thẳng $y=4$ song song với $Ox$. Do vậy để đường thẳng thứ hai tạo với với đưởng thẳng này góc $45^\circ$ thì $k_2=1$ hoặc $k_2=-1$ vì $k_2=|\tan 45^\circ|=1$. Thay vào PT $\frac{x(x-2)}{(x-1)^2}=k_2$ chỉ cho ta nghiệm $x_2=1\pm \frac{1}{\sqrt 2}$ khi $k=-1.$ Tiếp tục thay vào $x_2=\frac{-2}{m-3}$ cho ta $m=2\sqrt 2-1$ hoặc $m=-2\sqrt 2-1.$ Vậy có hai điểm thỏa mãn $M_1(2\sqrt 2-1,4),M_2(-2\sqrt 2-1,4).$
|
|
|
giải đáp
|
hình oxyz
|
|
|
Các PT mặt cầu là
1, $(x-3)^2 + (y+1)^2 + (z-2)^2=13$. Tâm $I(3,-1,2), R=\sqrt{13}.$
2, Không phải vì $x^2 + y^2 + z^2 + 2x - 3y + 5z + 100=(x+1)^2 + (y-\frac{3}{2})^2 + (z+\frac{5}{2})^2+\frac{181}{2} > 0$
3. Không phải vì hệ số của $x^2,y^2,z^2$ khác nhau.
4, $(x+1)^2 + (y-\frac{1}{2})^2 + z^2=\frac{17}{4}$. Tâm $I(-1,\frac{1}{2},0), R=\frac{\sqrt{17}}{2}.$
5, Không phải vì hệ số của $x^2,y^2,z^2$ khác nhau.
6, $ (x-\frac{1}{2})^2 +y^2+ z^2=\frac{1}{4}$. Tâm $I(\frac{1}{2},0,0), R=\frac{1}{2}.$
|
|
|
giải đáp
|
Giúp mình con tích phân này với: $\int\limits_{0}^{1}\frac{dx}{x^{4}+4x^{2}+3}$
|
|
|
Ta biết rằng $\int\limits \frac{dx}{x^2+a^2}=\frac{1}{a}\arctan \frac{x}{a}+C$. Do đó $\int\limits_{0}^{1}\frac{dx}{x^{4}+4x^{2}+3}=\int\limits_{0}^{1}\frac{dx}{(x^2+1)(x^2+3)}=\frac{1}{2}\int\limits_{0}^{1}\left ( \frac{dx}{x^2+1}-\frac{dx}{x^2+3} \right )$ $=\frac{1}{2}\left[ {\arctan x-\frac{1}{\sqrt 3}\arctan \frac{x}{\sqrt 3}} \right]_{0}^{1}=\boxed{\dfrac{9-2\sqrt 3}{72}\pi}.$
|
|
|
giải đáp
|
T cần gấp, giúp t vs
|
|
|
Lời giải này có yêu cầu trả vỏ sò để xem. Bạn hãy link trên để vào xem chi tiết
|
|
|
giải đáp
|
Giúp tớ vs
|
|
|
Điều kiện $x>1.$ PT $\Leftrightarrow (x- 1) ^{\log_2 8(x-1)} = 8.(x-1)^3$ $\Leftrightarrow (x- 1) ^{\log_2 \left[ {(x-1)} \right]+3} = 8.(x-1)^3$ $\Leftrightarrow (x- 1)^3 .(x- 1) ^{\log_2 (x-1)} = 8.(x-1)^3$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=1\\(x- 1) ^{\log_2 (x-1)} = 8 \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=1\\\log_2(x- 1) ^{\log_2 (x-1)}= \log_28 \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=1\\\log_2(x- 1).\log_2 (x-1)= 3 \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=1\\\log_2 (x-1)= \pm \sqrt 3 \end{matrix}} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ {\begin{matrix} x=1\\x= 2^{\pm \sqrt 3}+1 \end{matrix}} \right.$
|
|
|
|
giải đáp
|
hình học 11
|
|
|
Lời giải này có yêu cầu trả vỏ sò để xem. Bạn hãy link trên để vào xem chi tiết
|
|